Phân biệt máy thở và máy tạo oxy

Phân biệt máy thở và máy tạo oxy

Máy thở hiện là sản phẩm được quan tâm và săn đón nhất hiện nay do ý nghĩa của nó trong tính mạng của bệnh nhân và sự thiếu hụt trầm trọng trên toàn thế giới. Và, thị trường đang gom chung hai tên Máy thởMáy tạo oxy thành 1 tên gọi chung là ” máy oxy hay máy thở oxy ” vì hai cái tên đọc có vẻ như nhau.

Do đó, sau khi tìm hiểu và tổng hợp thông tin Admin tổng lại những khái niệm cơ bản nhất để những Y bác sỹ không chuyên và người bình thường cũng dễ hình dung tránh hoang mang và gây nhầm lẫn.

Máy thở là gì? và phân loại máy thở.

Để phản ánh rõ máy thở nên phân làm 2 loại là “ máy thở xâm lấnmáy thở không xâm lấn “. Trong đó, hầu như tất cả máy thở xâm lấn (máy thở chuyên nghiệp) đều thở được không xâm lấn.

  • Máy thở xâm lấn: là loại máy thở thông qua ống đặt nội khí quản, được chia làm 2 loại: Di động và Cố định
    • Máy thở xâm lấn di động ( để phân biệt máy thở di động không xâm lấn ): Hướng đến việc di chuyển, cấp cứu nhanh như: trên xe cứu thương, di chuyển nội viện hoặc sử dụng tại nhà được rút gọn nên loại này chỉ có các chức năng cơ bản nhất để thở xâm lấn với ít các lựa chọn và thở không xâm lấn. Loại máy này thường dùng Piston để nén khí nên không chịu được cường độ của dụng lớn, tuổi thọ không cao nếu sử dụng nhiều.
      Các máy thở có thể tích hợp thêm các chức năng: SpO2, EtCO2, Khí dung…. ( có thể cái này được BYT xây dựng là chức năng cao trong danh mục chống dịch)
    • Máy thở cố định: loại máy lớn, nhiều chức năng và được sử dụng tại chỗ trong Bệnh viện. Đây là các máy chuyên dụng, có thể có nhiều dòng khác nhau như: máy thở sơ sinh, máy thở cao tần, máy thở thường hoặc 1 máy có thể có đủ chứng năng này.

      Đặc điểm: sử dụng máy nén khí ngoài, khí nén trung tâm hoặc có máy nén khí trong (thường là loại cánh quạt tạo áp lực blower hoặc Piston). Loại máy thở cố định được thiết kế để chịu tải cao, cường độ sử dụng lớn và loại này cần một hệ thống.

Máy thở xâm lấn là loại máy thở thông qua ống đặt nội khí quản

  • Máy thở không xâm lấn

Là loại máy hỗ trợ thở, không thế thay thế hoàn toàn cho bệnh nhân. Thở thông qua các mặt nạ mũi miệng, mặt nạ mũi, gọng mũi. Gồm 3 loại: Máy thở CPAP; Máy thở BiPAP; Máy Oxy dòng cao

Máy oxy dòng cao là gì? là máy thở oxy dòng cao hay liệu pháp điều trị oxy lưu lượng cao không xâm lấn qua mũi ( HFNC ), là thiết bị đáp ứng được hoàn toàn dòng hít vào của bệnh nhân. Kiểu thở và tần số thở của bệnh nhân không ảnh hưởng tới FiO2 được sử dụng nhiều trong các bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng, có tác dụng cấp Oxy tốt hơn cho bệnh nhân, hạn chế tránh tiến triển đến suy hô hấp.

Máy tạo oxy và cách gọi đúng

  • Máy tạo oxy gọi sao cho đúng bản chất?
    • Máy hút khí trời có 21% oxy  đi qua hệ thống lọc, tách nitơ và cho oxy đầu ra 60%-93%, như vậy tên đầy đủ gọi là Máy làm giàu oxy từ khí trời
  • Máy tạo oxy ( máy làm giàu oxy ) có hiệu quả điều trị Covid-19?
    • Máy tạo oxy/ oxy khí nén từ bình đều cho ra khí giàu oxy rất cần thiết cho bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến hô hấp từ mãn tính đến cấp tính nói chung và bệnh nhân Covid-19 nói riêng. Bệnh nhân Covid-19 khi bị khó thở thì có thể thở oxy dòng thấp từ máy tạo oxy hay bình oxy nén tại nhà trong khi chờ đội ngũ y tế có mặt hoặc chờ máy thở oxy dòng cao.
  • Có thở được với máy tạo oxy không?
    • – thở khí giàu oxy hơn. Mở tạo oxy cung cấp dưỡng khí oxy với nồng độ và lưu lượng oxy cao hơn so với lấy oxy từ khi trời giúp bệnh nhân hấp thụ nhiều dưỡng khí hơn chứ không thửo thay thế bệnh nhân như máy thở được ( xem máy thở phần trên ).
  • Máy thở có tạo oxy không?
    • Không – máy thở vẫn cần bình oxynén hoặc máy làm giàu oxy. Như vậy, nếu dùng máy thở tại nhà vẫn phải cần thêm máy làm giàu oxy ( máy tạo oxy ) hoặc bình oxy nén.
  • Máy tạo oxy, máy thở có thể dùng cho bao nhiêu người cùng lúc?
    • Với máy thở: chỉ có thể dùng 1 người
    • Với máy tạo oxy: Có thể dùng 1 đến 2 người tùy công xuất và lưu lượng của máy.
Share this story: